Ấn tượng qua từng chuyến đi - và hơn thế nữa...

Translate

LỮ HÀNH QUỐC TẾ AN PHA

Tour Phổ Biến

Những nét văn hoá đặc sắc của nông dân Nam Bộ


Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong phú. Nam bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm, nhưng văn hóa của nông thôn Nam bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử.

Nam bộ từ miền đất hoang vu rừng thẳm, nhiều sông rạch, đầm lầy "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lộí như bánh canh , trên rừng nhiều thú dữ, rắn độc và động vật quý. Dưới nước tôm cá bạt ngàn, còn có cá sấu, cá mập. Người nông dân Nam bộ lao động cần cù, dũng cảm. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước cải tạo tự nhiên, phòng chống thú dữ trên rừng, dưới nước để sản xuất và bảo vệ sản xuất. Ðể tồn tại và phát triển giống nòi, sản xuất và bảo vệ sản xuất tất yếu các gia đình nông dân trong họ tộc, trong xóm làng liên kết lại (hợp tác) lao động đổi công phá rừng làm ruộng rẫy, đào sông rạch, làm đường giao thông: săn bắn thú dữ, cưu mang đùm bọc "thương nguời như thể thương thân" giúp đỡ nhau chén cơm manh áo, con giống, hạt giống, đúng với câu ca truyền miệng gần như nông dân Nam bộ ai cũng thuộc lòng "một miếng khi đói bằng cả gói khi no" trong sản xuất và đời sống. Tuy cuộc sống vô cùng cơ cực ngày ngày lao động trên đồng ruộng, đêm đêm nam nữ quây quần giã gạo, chài đôi, chải ba, rồi ca hát hoặc hò đối đáp dưới ánh trăng, tình quê tuy mộc mạc nhưng thấm đậm nghĩa tình.

Những người nông dân có mặt ở vùng đất Nam bộ này hơn 300 năm trước đây là những nông dân đến từ nhiều vùng ở miền Trung, miền Bắc. Tuy buổi đầu lập nghiệp trên vùng đất hoang sơ trăm đắng ngàn cay bời rừng thiêng nước độc, thú dữ, người nông dân thiếu cả công cụ, phương tiện lao động... nhưng mọi người kiên cường bám trụ "đến đây thì ở tại đây trăm năm bám rễ xanh cây không về". Bám rễ xanh cây không chỉ có nghĩa lao động sáng tạo ra của cải vật chất trên nền nông nghiệp phì nhiêu trù phú, mà sự xanh cây bám rễ còn có nghĩa mối quan hệ giữa người với người từ bốn phương tụ hội trên mảnh đất Nam bộ ấm áp tình người. Tấm lòng người nông dân Nam bộ xưa nay luôn đức độ bao dung, sẵn sàng tha thứ cho những ai biết hối cải lỗi lầm, nhưng cũng không tha thử kẻ gian ác, điêu ngoa. Họ coi trọng nhân-nghĩa-trí-dũng-liêm, lòng thương người bao la vô tận, nhưng rất ghét bọn gian tà, tham nhũng, xu nịnh, những kẻ "tham phú phụ bần". Nếu ai là người lương thiện có đạo đức làm người, sống trung thực, nhân nghĩa dẫu từ đâu đến với xóm làng nào Nam bộ thì cũng được nông dân đón tiếp thân tình theo đúng nghĩa "tứ hải giai huynh đệ", sẵn sàng cưu mang giúp đỡ người đói rét, bệnh tật "anh em như thể tay chân" hay là "Bầu ơi thương lắy bl cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".

Nền kinh tế Nam Bộ ngày càng phát triển, đường giao thông ngày càng thuận lợi, sự giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của nông dân các làng quê ngày càng mở rộng, các phong tục, tập quán từ việc ăn, ở, giao tiếp, sinh hoạt văn hóa, lễ hội đến đám cưới, đám tang... của nông dân Nam bộ cơ bản là giống nhau. Nhưng nét riêng của miền Ðông, miền Tây và mỗi tỉnh, mỗi làng quê về tính cách, tập quán, mỹ tục cũng có khác nhau. Không phâi ngẫu nhiên mà có câu ca "Cà Mau đi dễ khó về, trai đi có vợ, gái về có con". Trai đi có vợ, gái về có con ở đây không chỉ có "đất quê ta mênh mông" hoặc đường đi cách trở sơn khê mà bởi đất lành chim đậu, sự lưu luyến về vùng đất phì nhiêu dễ dàng sản xuất tạo ra của cải, xây dựng cuộc sống, hơn nữa là tình người nhân hậu thủy chung, "trai cũng dễ mến mà gái cũng dễ thương" Hay như câu ca dao "Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về". Cần Thơ không phải chỉ có gạo trắng nước trong mà còn là sự giao lưu văn hóa, xã hội hài hòa lịch thiệp, đa cảm đa tình. Người Cần Thơ mến khách nên khách cũng mến người. Nếu ai đến bến Ninh Kiều từ xa xưa cũng "ngựa xe như nước áo quần như nêm" và bây giờ càng thêm lộng lẫy, phố phường nhộn nhịp. Ðêm đêm tàu thuyền san sát bên sông, có cả thuyền văn hóa lưu động, các nhóm tài tử phục vụ đủ các hạng người tao nhân mặc khách. Chính vì phong cảnh hữu tình, quyến rũ làm chạnh lòng quân tử, thuyền quyên mà "đi không nỡ, ở cũng đành". Nói về hoạt động văn hóa, văn nghệ nhất là đờn ca tài tử thì không riêng ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ mà gần như đều khắp các làng quê Nam bộ, anh nông dân đi cày chị nông dân đi cấy cũng có thể hát, hò và ca vọng cổ được.

Tinh thần yêu nước là đỉnh cao của văn hóa. Lúc bình thường trong cuộc sống nông dân có thể có vui, có buồn thậm chí to tiếng với nhau vì một lý do nào đó, nhưng khi đất nước có giặc ngoại xậm thì người nông dân đoàn kết lại sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Ðặc biệt là từ khi có Ðảng, có Bác Hồ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nông dân Nam bộ cũng như nông dân cả nước được Ðảng, được Hội Nông dân giáo dục, tổ chức và hướng dẫn đấu tranh thì nông dân sục sôi lòng căm thù thực dân, đế quốc và tay sai; lòng yêu nước được khơi dậy và phát huy, ý chí cách mạng càng mạnh mẽ, nên họ sẵn sàng tham gia cách mạng. Ðiều đó minh chứng là tổ chức Hội Nông dân (Nông hội đỏ) các tỉnh Nam bộ từ Cao Lãnh, Sa Ðéc, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Mỹ Tho, Gia Ðịnh, Thủ Dầu Một, Cà Mau... đã ra đời cuối những lăm hai mươi. Suốt chặng đường dài hơn 70 năm đấu tranh gian khổ chống thực dân Pháp, Ðế quốc Mỹ và tay sai, nông dân Nam bộ đã đóng góp to lớn sức người, sức của cho sự nghiệp thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dân tộc và thời đại. Hơn 25 năm sau giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, nông dân Nam bộ một lòng theo Ðảng - theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đã vượt qua bao khó khăn, thi đua lao động sản xuất và có thể nói đi đầu trong thời kỳ đổi mới nông nghiệp nông thôn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.

Thực hiện nghị quyết của Ðảng và sự hướng dẫn của Hội Nông dân, của các ngành, những năm qua nông dân Nam Bộ chẳng những phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà từng bước xây dựng nền văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa. Cuộc vận động của Hội Nông dân xây dựng "gia đình tiêu chuẩn" trước đây và cuộc vận động "xây dựng gia đình nông dân văn hóa", tham gia xây dựng nông thôn, ấp bản làng văn hóa hiện nay ngày càng có nhiều gia đình nông dân hưởng ứng và đạt danh hiệu đó. Cuối năm 2000 Hội Nông dân các địa phương, cơ sở cùng mặt trận, ngành văn hóa Thông tin, các cấp chính quyền đã bình xét hộ nông dân đại tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Kết quả các tỉnh Nam Bộ mỗi nơi 5-7 vạn, có tỉnh hơn 10 vạn hộ "gia đình nông dân văn hóa". Ðể đạt được gia đình nông dân văn hóa, cán bộ hội viên nông dân phải phấn đấu làm nhiều việc tốt ích nước lợi nhà, cụ thể là thực hiện tốt các phong trào cách mạng theo sự hướng dẫn của Hội Nông dân Việt Nam. Và, Hội Nông dân các địa phương, cơ sở ở Nam bộ đã phối hợp với các ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng, cùng chung lo nâng cao dân trí, kiến thức khoa học, vốn, vật tư nông nghiệp cho nông dân để thi đua sản xuất làm giỏi làm giàu, tổ chức các phong trào hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tổ chức các hội thi kiến thức nhà nông, hội trại nhà nông, nhà nông đua tài, liên hoan nghệ thuật nông dân, vận động nông dân tham gia kinh tế hợp tác hợp tác xã...

Các phong trào cách mạng và vận động xây dựng gia đình nông dân văn hóa còn nhằm từng bước khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu trong sản xuất và đời sống nông dân. Ðồng thời, khắc phục những tồn tại ấy trên cơ sở không ngừng nâng cao dân trí, kiến thức khoa học, phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa, làm cho hàng triệu nông dân và làm cho mảnh đất Nam Bộ giàu truyền thống cách mạng, đằm thắm thủy chung, nghĩa tình mãi mãi rực rỡ, ngát hương trong vườn hoa đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. 

VÉ XE GIƯỜNG NẰM SÀI GÒN - BẾN TRE

Anpha Travel cung cấp vé xe giường nằm hằng ngày các tuyến từ TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh Miền Tây Nam Bộ và ngược lại như: Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Long Xuyên, Đồng Tháp... xe chất lượng cao, không nhồi nhét khách, không đón khách dọc đường. Tài xế chuyên nghiệp lái xe an toàn.
Liên hệ đặt vé xe: 0932 188 977

TP.HCM ĐI CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ
LOẠI XESTTTUYẾN ĐƯỜNGGIÁ VÉ VNĐ
GIƯỜNG NẰM1TP.HCM - CÀ MAU210,000
2TP.HCM - BẠC LIÊU180,000
3TP.HCM - SÓC TRĂNG180,000
4TP.HCM - CẦN THƠ
GHẾ NGỒI1TP.HCM - CÀ MAU180,000
2TP.HCM - BẠC LIÊU150,000
3TP.HCM - SÓC TRĂNG145,000
4TP.HCM - VỊ THANH155,000
5TP.HCM - CẦN THƠ
6TP.HCM - RẠCH GIÁ150,000
7TP.HCM - LONG XUYÊN140,000
8TP.HCM - CAO LÃNH110,000
9TP.HCM - VĨNH LONG115,000
10TP.HCM - BẾN TRE100,000


CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ ĐI TP.HCM.
LOẠI XESTTTUYẾN ĐƯỜNGGIÁ VÉ VNĐ
GIƯỜNG NẰM1CÀ MAU - TP.HCM210,000
2BẠC LIÊU - TP.HCM175,000
3SÓC TRĂNG - TP.HCM180,000
4CẦN THƠ - TP.HCM
GHẾ NGỒI1CÀ MAU - TP.HCM180,000
2BẠC LIÊU - TP.HCM145,000
3SÓC TRĂNG - TP.HCM140,000
4VỊ THANH - TP.HCM145,000
5CẦN THƠ - TP.HCM
6RẠCH GIÁ - TP.HCM140,000
7LONG XUYÊN - TP.HCM130,000
8CAO LÃNH - TP.HCM105,000
9VĨNH LONG - TP.HCM110,000
10BẾN TRE - TP.HCM100,000
CÁC TỈNH KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ ĐI TP.HCM
LOẠI XESTTTUYẾN ĐƯỜNGGIÁ VÉ (VNĐ)
GHẾ NGỒI1VŨNG TÀU - TP.HCM105,000
2BÀ RỊA - TP.HCM100,000

DU LỊCH BẾN TRE ĐÃ VƯƠN LÊN MỘT TẦM CAO MỚI


Hiện nay bến tre là điểm du lịch rất nổi tiếng ở đồng bằng sông cửu long, nếu quý khách đã từng đi du lịch Tiền Giang - Mỹ Tho hẳn Quý Khách cũng được biết các địa danh như Rạch Gầm Xoài Mút, cồn Thới SơnCồn Phụng, nhưng ít du khách nào biết rằng các địa danh trên lại thuộc về Bến Tre chứ không phải của Tiền Giang, khác với du lịch Tiền Giang, du lịch Bến Tre đặc sắc và đa dạng hơn.
Trong những năm gần đây du lịch Bến Tre  phát triển rất tốt nhiều di tích lịch sử được tôn tạo như: nhà Cổ Huỳnh Phủ, di tích Đường Mòn Hồ Chí Minh trên biển, ngoài ra còn có chương trình du lịch xanh đi đến các cù lao xanh nổi tiếng như: cồn Phú Đa, Chợ Lách, Cái Mơn...ngoài những rừng dừa bạt ngàn, Bến Tre còn có những vườn cây ăn trái, làng hoa kiểng và lễ hội trái cây của Đồng Bằng Sông Cửu Long được tổ chức hằng năm tai huyện chợ Lách - Mỏ Cày - Bến Tre

Hiện nay ở Bến Tre có nhiều chương trình du lịch rất độc đáo và ấn tượng như các chương trình tour 2 ngày đi Chợ Lách - Cái Mơn, tour liên tiến từ Bến Tre đến Trà Vinh, Vĩnh Long...mỗi hành trình đều đặc sắc và thú vị, các điểm đến đều rất ấn tượng như tour Chợ Lách - Cái Mơn quý khách sẽ được tham quan vườn cây ăn trái bạt ngàn, nhiều loại trái cây lạ mắt, ngon - bổ - rẻ, Quý Khách có thể hái trực tiếp trong nhà vườn trong quá trình đi tham quan, đến Cái Mơn quý khách sẽ càng ngạc nhiên hơn vì những làng hoa kiểng độc đáo - ấn tượng - đặc sác, thường thì mọi người đều nghĩ rằng Đà Lạt mới là  xứ sở ngàn hoa, ít ai biết rằng ở Chợ Lách - Cái Mơn cũng có những vườn hoa kiểng độc đáo, mỗi vườn hoa là một sự tích khác nhau được chăm sóc bởi những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân hình thành nên những hình tượng độc đáo nhưng quen thuộc như: Tứ Linh (Long - Lân - Quy - Phụng), hay hình hạng của những chiếc bình hoa khổng lồ, còn hơn thế nữa là những hình tượng khách như: Mai - Lan Cúc Trúc, đặc biệt ở đây Quý Khách có thể đặt hàng theo ý muốn, "muốn làm hình tượng gì cũng được hết trơn" đó là cách nói tiêu biểu của người Nam Bộ miệt vườn.

Điểm đến Trà Vinh cũng đặc sắc không kém, chỉ mất khoảng 20p đi đò từ Bến Tre đi theo sông Cổ Chiêng Quý Khách đã đến thị xã Trà Vinh, một trong những nơi có hàng cây cổ thụ lớn và đẹp nhất Việt Nam, cũng giống như một số con đường ở sài Gòn như đường Nguyễn Thĩ Minh Khai, Trương Định nối dài, đường Nguyễn Du ...Quý Khách đã từng tham quan các chùa Khơ Me ở Sóc Trăng như chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa K'leng...thì chùa Khơ Me ở Trà Vinh sẽ làm Quý Khách ngạc nhiên về mức độ hoành tráng, tôn nghiêm gần đây nhất đó là sự kiện Ông Trầm Bê đã bỏ ra rất nhiều tiền để tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa này. Du Lịch Bến Tre thật sự là chương trình du lịch xanh. Quý Khách có thể tham gia rất nhiều chương trình tour du lịch Bến Tre do Công Ty Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn tổ chức: Tour Bến Tre Hằng Ngày,Tour Bến Tre Giá Rẻ,Tour Bến Tre Trọn Gói,Tour Bến Tre 2 Ngày - 1 Đêm,Tour Bến Tre Lễ 30/4/2013,Tour Bến Tre Lễ 2/9,Tour Bến Tre Tết Dương Lịch,Tour Bến Tre Tết 2014,Tour Bến Tre Tết Âm Lịch

THỚI SƠN


Nằm ở hạ lưu sông Tiền, Thới Sơn có diện tích khoảng 1.200 ha. Toàn xã Thới Sơn là một vùng chuyên canh cây ăn trái, quanh năm được phù sa bồi đắp. Theo anh Huỳnh Văn Phương, Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch Tiền Giang, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Tiền Giang đã chủ trương phát triển du lịch theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có tại địa phư ơng. Công ty Du lịch Tiền Giang đầu tư năm tỷ đồng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở các điểm du lịch chính. Các hộ dân trong khu vực đã đóng góp mặt bằng, nhà cửa và hơn 100 chiếc đò với tổng trị giá hơn 20 tỷ đồng. Cách tổ chức du lịch theo mô hình này đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách, đồng thời huy động được vốn và các tiềm lực khác trong dân. Phát triển du lịch ở cù lao Thới Sơn góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống. Hiện nay, số hộ giàu, khá ở Thới Sơn chiếm tỷ lệ 78%, chỉ còn 2,7% số hộ nghèo.


Sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ, đến mảnh đất này, người ta sẽ quên sự ồn ào, bí bức của phố phường. Khách đến Thới Sơn  xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp, giữa hàng thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình ngả bóng đón chào. Nếu muốn tản bộ, sẽ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái xum xuê. Khách có thể ngồi trong những nhà vườn nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngọt và lắng nghe đàn ca tài tử. Đêm Thới Sơn thật huyền diệu với đầy trăng, gió, sóng nước mênh mang. Khách có thể đi thuyền trên sông, ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi đối ẩm trong tiếng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ.

Những ngôi nhà của 6.000 người dân Thới Sơn vẫn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ. Ðiểm du lịch của nhà ông Tám Cho là một tiêu biểu về kiểu nhà xưa. Ngôi nhà của ông được xây dựng với hàng cột gỗ căm xe; mỗi mái nhà có chín cây đòn tay bố trí theo thuật phong thủy: Kiên - Trừ - Mãn - Bình - Định - Chấp - Phá - Nguy - Thành. Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh, tràng kỷ chạm trổ tinh vi, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng... Chung quanh nhà là vườn hoa cảnh với nhiều cây bon-sai được trồng tỉa công phu. Đến Thới Sơn  khách được tham quan cách làm kẹo dừa bằng phương pháp thủ công, mua những đồ mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt gia đình làm từ cây dừa. Bên cạnh chương trình du lịch sinh thái, người dân Thới Sơn còn giới thiệu với khách về văn hóa ẩm thực với các món ăn: cá nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù...

Năm 1995, Thới Sơn đón hơn 40.000 lượt khách, năm 1996 đón khoảng 80.000 lượt khách, năm 1997 đón 120.000 lượt và năm 2001 đón khoảng 200.000 lượt khách trong đó 65% là khách nước ngoài. Cô Lê Trang, một người kinh doanh du lịch ở Thới Sơn cho biết, Thới Sơn thu hút được khách là nhờ chương trình, sản phẩm du lịch sinh thái ngày càng đa dạng, hoàn chỉnh và cách phục vụ chu đáo. Thới Sơn đang trở thành điểm thu hút khách đến Tiền Giang

Theo kế hoạch, từ năm 2002 đến năm 2005, Công ty Du lịch Tiền Giang tiếp tục đầu tư năm tỷ đồng để xây dựng cù lao Thới Sơn thành làng du lịch. Khách sẽ có dịp tham quan những làng nghề truyền thống với các công cụ lao động, thô sơ, được phục chế. Bên cạnh, Thới Sơn mở rộng hơn nữa các điểm du lịch vệ tinh ở các hộ dân; trồng cây ăn trái nhiều chủng loại, đủ cung cấp quanh năm cho du khách. Ðồng thời, vận động nhân dân giữ lại các dụng cụ sinh hoạt bình dị, truyền thống như: bát sành, chén đá, đũa tre, đũa dừa, bình tích đựng nước trong vỏ dừa... Thới Sơn là làng du lịch xanh đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long với vườn cây, trời nước và tấm lòng hồn hậu, hiếu khách của người dân Nam Bộ.

Từ bến phà 30-4, chúng tôi lại xuống thuyền đi thăm cồn Lân và ăn trái cây. Thuyền cập vào một bến nhỏ, anh hướng dẫn viên đưa chúng tôi len lỏi qua những khu vườn mướt xanh với đủ loại cây: sapoche, nhãn, chuối, sầu riêng... quả treo lủng lẳng.

Khác với những ngôi nhà vườn nổi tiếng ở Huế, thường là nhà vườn văn hóa, vườn ở đây là vườn kinh tế. Người dân Nam Bộ gắn bó cả đời mình với sông nước, vườn cây cũng vậy, nước sông theo các con rạch nhỏ chảy vào từng khu vườn, từng gốc cây. Người ta trồng cây theo hàng như những ô trên bàn cờ, dưới các hàng cây là hệ thống mương rạch rộng độ 5m, lan tỏa khắp vườn. Lúc triều lên nước sông chảy vào vườn khiến du khách có cảm giác cá nhảy lên cả vườn cây. Lúc triều xuống, nước lại đổ ra sông, lòng mương chỉ còn xâm xấp nước và một màu phù sa đỏ quánh. Cũng nhờ lớp phù sa này mà cây trái nơi đây quanh năm cho trái ngọt.

Chúng tôi được mời đến một khu vườn do công ty Du lịch Tiền Giang bỏ vốn đầu tư nâng cấp. Nhiều khách nước ngoài đang ngồi ăn trái cây ở đó. Mùa nào thức nấy nhưng thông thường chủ vườn sẽ mời khách ăn 6 loại trái cây: thơm, chuối, thanh long, sapôchê, chôm chôm, nhãn. Khách ăn không hết, chủ vườn bỏ vào trong túi, trao lại cho khách với lời cám ơn và câu chào: "see you again" rất ngọt ngào.

Chúng tôi được mời ăn trưa trên một cù lao khác cách cồn Lân khoảng 20 phút đi thuyền, cồn Thới Sơn  Nơi đây có một garden restaurant rất đẹp. Song cái hấp dẫn tôi nhất lại không ở kết cấu của cái nhà hàng "thập nhị giác" này mà ở món cá tai tượng chiên xù và những bộ đồ bà ba trắng, đen của các cô phục vụ. Tiếp viên của nhà hàng mặc đồng phục bà ba trắng, quần lụa đen nhẹ nhàng đi giữa các hàng ghế, lúc thêm chút mắm, khi gắp ngọn rau nhút đặc sản vào bát du khách, lúc lại lúng liếng cười duyên khiến thực khách chưa ăn đã thấy ngon.

BẾN TRE



Là vùng đất cù lao nằm ở phía cuối các dòng sông lớn với nhiều bãi cồn, kênh rạch chằng chịt, đầu thế kỷ XVII, Bến Tre về cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Nhiều đợt chuyển cư liên tục diễn ra trong suốt thế kỷ XVII và đến giữa thế kỷ XVIII đã từng bước làm thay da đổi thịt vùng đất này. Những lưu dân trong quá trình đi tìm "mảnh đất lành" đã hội tụ về dải đất ba cù lao màu mỡ, đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú về kiến thức, nghề nghiệp, kinh nghiệm sản xuất, xây cất nhà cửa, thói ăn nếp ở, phong tục tập quán và những văn hóa dân gian khác...
Ngay từ những ngày đầu đi mở mang những vùng đất mới, con người Bến Tre đã không lùi bước trước mọi trở ngại của thiên nhiên, thì cũng chính họ cũng không bao giờ khuất phục, luồn cúi trước bất cứ sức mạnh phi nghĩa nào. Sự hưởng ứng mạnh mẽ và tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn chống quân xâm lược Xiêm và bè lũ bán nước Nguyễn Ánh và cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống lại triều đình nhà Nguyễn trong  buổi đầu khai phá - xây dựng đã nói lên tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Bến Tre, mà trước hết là người nông dân. Tinh thần chống áp bức bóc lột, chống ngoại xâm bảo vệ quyền sống, bảo vệ quê hương đất nước diễn ra khá mạnh mẽ ngay trong quá trình chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn khai phá đất đai, sản xuất để tạo dựng cuộc sống trên vùng đất mới. Tinh thần tự lực cánh sinh, ý thức dựa vào sức mình là chính, luôn suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo... không chỉ thể hiện trong kinh tế, mà cả trong tổ chức đời sống xã hội và trong chiến đấu cũng là những phẩm chất tốt đẹp của con người xứ dừa. Và chính tinh thần ấy đã giúp người dân Bến Tre viết nên trang sử vẻ vang của mình. Bến Tre đi vào lịch sử từ cao trào Đồng Khởi, từ cuộc vượt biển ra thủ đô Hà Nội lần thứ nhất (trong kháng chiến chống Pháp) đến lần vượt biển thứ hai (trong kháng chiến chống Mỹ) để xin chi viện, tăng cường khả năng chiến đấu cho địa phương; từ sự ra đời của “Đội quân tóc dài", đến việc thành lập "đội đặc công thủy" mà những chiến công lừng lẫy của họ trên sông nước Hàm Luông mang ý nghĩa của Bạch Đằng thời đại...Bến Tre cũng là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, nhiều nhân vật có trình độ học vấn uyên thâm, nhiều chiến sĩ anh hùng mà những tên tuổi của họ đã làm rạng danh cho quê hương, đất nước trên nhiều lĩnh vực. Là một trong những cái nôi của nguồn dân ca Nam Bộ, vùng đất đầy lý tưởng này đã tạo điều kiện cho các điệu hò, lý, nói thơ, hát sắc bùa… ra đời, đã tạo nên một vẻ đẹp văn hóa rất đặc sắc, mang đậm dấu ấn vùng sông nước và đồng bằng sông Cửu Long.Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Bến Tre bắt tay vào công cuộc xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh và không ngừng phát triển. Đảng bộ Bến Tre đã động viên mọi nỗ lực của các tầng lớp nhân dân mang tinh thần "Đồng khởi” của năm xưa, quyết tâm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa quê hương mình đến ấm no hạnh phúc.

CHÙA VẠN PHƯỚC Ở BÌNH ĐẠI - BẾN TRE

CHÙA VẠN PHƯỚC - ĐIỂM DU LỊCH TIỀM NĂNG

Huyện Bình Đại là một huyện ven biển thuộc tỉnh Bến Tre, có địa hình gần như xung quanh là sông nước; đông giáp biển Đông, bắc giáp cửa sông Tiền, nam giáp cửa sông Ba Lai, tây giáp sông An Hóa.
Huyện Bình Đại rất có tiềm năng du lịch về biển như bãi biển Thừa Đức đang được khai thác; bãi biển Thới Thuận đang kêu gọi đầu tư; hệ thống hạ tầng đang được đầu tư xây dựng, mười cây cầu nằm trên trục lộ 883 trên địa phận Bình Đại đang thi công, hệ thống lộ và điện, nước cũng được đầu tư tiếp theo; thời gian ngắn là hạ tầng du lịch Bình Đại sẽ hoàn thiện đồng bộ; bên cạnh là hệ thống đường sông thuận lợi từ các nơi đi đến như: Bến Tre  Tiền Giang, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Giờ, Vũng Tàu, Trà Vinh…
Một vùng đất xứ biển, xung quanh là cây ngập mặn và những vuông tôm công nghiệp, lại có ngôi chùa khang trang được xây dựng trên vùng đất đầm lầy,  cây dại; đó là Chùa Vạn Phước do Đại đức Thích Phước Chí trụ trì, chùa được hình thành từ năm 2000 tại ấp Bình Chiến, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre  ngôi chùa tràn ngập ánh đạo vàng làm lộng lẫy một góc trời đông duyên hải Bình Đại với khuôn viên rộng 8 ha, cách Thị Trấn Bình Đại 2 km trên đường ra biển, đã góp phần trong việc thu hút khách du lịch đến với vùng đất biển này.
Ảnh LVL
Ảnh: LVL
Kiến trúc tổng quan chùa gồm cổng Tam quan với cặp rồng vàng chầu, khu chánh điện, khu vực tượng Bồ tát Quán Thế Âm, khu vực tượng Đức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc bồ đề, nhà làm việc, phòng khách, phòng thuốc Nam từ thiện, bảng công đức và bàn thờ Tổ quốc với chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, … Đặc biệt có  tượng phật Di Lặc cao 12,45m, nặng khoảng 99 tấn do điêu khắc gia Thụy Lam tạo tác hoàn thành ngày 29/01/2010. Tất cả những kiến trúc trên được phối hợp hài hòa với các khuôn viên trong sân chùa làm bắt mắt cho du khách đã đến tham quan.
Ảnh LVL
Ảnh LVL
Hiện nay chùa đã hoàn thành 95% và đã được quý Phật tử bốn phương hội tụ về quy ngưỡng, chiêm bái Phật; bên cạnh đó khách du lịch từ các tỉnh, nhất là từ Tp. Hồ Chí Minh đến tham quan du lịch khá đông, có đoàn lên đến vài trăm du khách.

Người viết: Lê Luông

KHOẢNG CÁCH CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CHỢ LÁCH - BẾN TRE

CỰ LY CÁC ĐIỂM ĐẾN CHỢ LÁCH

Bến Tre là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của Miền Tây cũng giống như Tiền Giang, Bến Tre đã có nhiều dự án đầu tư vào du lịch cũng như phát triển du lịch lễ hội với lễ hội trái cây hằng năm được tổ chức tại Chợ Lách, Lễ Hội Festival trái cây nam bộ, ngoài ra Bến Tre còn phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ cho ngành du lịch và cho du khách như: làng hoa kiểng cái mơn, nhà vườn ở Hàm Luông, các di tích lịch sử cũng được bảo tồn, tôn tạo như: Mộ cụ Đồ Chiểu, Đường Mòn Hồ Chí Minh Trên Biển, Mộ cụ Phan Thanh Giản,, Đài Tưởng Niệm Bà Nguyễn Thị Định, Nhà Cổ Huỳnh Phú...Hôm nay, tôi xin giới thiệu đến Quý Khách các điểm du lịch ở Chợ Lách - Bến Tre mong rằng thông tin này sẽ rất hữu ích cho Quý Vị.
Chợ Lách cùng nằm trên vùng đất cù lao Minh cùng với các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú.
- Từ thành phố Bến Tre đi bằng đường bộ đến các điểm của Chợ Lách:
Ảnh Thanh Trúc
Nhà bia học giả Trương Vĩnh Ký (ảnh TTr.)
  • Vườn kiểng Năm Công, xã Hưng Khánh Trung B 24 km, nằm sát QL 57.
  • Làng nghề cây giống và hoa kiểng Cái Mơn”; vườn cây trái Cái Mơn; các điểm du lịch sinh thái tại Cái Mơn (xã Vĩnh Thành), xe 50 chỗ đến được trung tâm xã, rồi chọn phương tiện xe 02 bánh đến các làng nghề, vườn cây trái…; đi bằng đường khoảng 30 km; đi bằng đường thủy từ thành phố Bến Tre đến Cái Mơn  mất 3 giờ đồng hồ.
  • Nhà thờ Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, 30 km, nằm cặp Quốc lộ 57, dưới chân cầu Cái Mơn lớn hướng từ thành phố Bến Tre qua (về phía bên trái).
  • Nhà bia học giả Trương Vĩnh Ký, xã Vĩnh Thành, 30 km, dưới chân cầu Cái Mơn lớn hướng từ Tp. Bến Tre qua, rẽ sang hướng phải, xe dưới 16 chỗ vào đến nơi; xe 30 -50 chỗ đậu ngoài lộ lớn và đi bộ vào khoảng 300m.
  • Điểm du lịch sinh thái Ba Ngói và Tám Lộc (cồn Phú Đa) xã Vĩnh Bình: 46 km đường bộ. Nếu đi đường sông từ thị trấn Chợ Lách theo kênh Lách một khoảng rẽ sang kênh Sụp (tàu lớn đi được), chạy một lúc sẽ gặp sông Cổ Chiên và theo hướng  phải một đổi sẽ gặp cồn Phú Đa. Cũng theo hướng này, nếu đi bằng thuyền nhỏ (đi tắt) theo hướng kênh Bốn Sồ là tới cồn Phú Đa.
  • Điểm vườn hoa, kiểng Hồng Nhị, xã Vĩnh Bình: 46 km đường bộ, nằm sát Quốc lộ 57.
  • Điểm du lịch Năm Vũ, xã Phú Phụng  50 km đường bộ, đi khoảng 4 km nữa là  đến phà Đình Khao sang tỉnh Vĩnh Long.
  • Ngoài  các điểm đến trên, trên đường đi đến trung tâm Chợ Lách, xuất phát điểm từthành phố Bến Tre tính theo km đường bộ, có thể khám phá các vườn cây ăn trái và một số cơ sở sản xuất cây giống tại các xã như: Tân Thiềng 36 km, (qua cầu Cái Mơn lớn khoảng 1 km, quẹo theo hướng phải 05 km nữa là đến), xe dưới 30 chỗ đến được nơi đây. Tại Tân Thiềng có bến phà nhỏ sang huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long. Hay đến xã Long Thới 34 km; xã Hòa Nghĩa 38 km (02 xã này nằm cặp trên QL 57), xe 30 – 50 chỗ đến được. Sau đó đến thị trấn Chợ Lách khoảng  40 km; lên xãSơn Định 42 km. Hoặc từ thành phố Bến Tre đến xã Vĩnh Hòa, xã Phú Sơn  khoảng 18 km lộ trình đi như sau: qua cầu Hàm Luông, đến ngã tư đèn đỏ đèn xanh, rẽ phải qua tỉnh lộ 882, đến vòng xoay ngã ba lên trung tâm huyện Mỏ Cày Bắc tại xã Phước Mỹ Trung (Ba Vát), rẽ sang hướng phải lên xã Vĩnh Hòa và Phú Sơn, 02 xã này đi xe dưới 16 chỗ thuận tiện nhất.
Nếu đến Chợ Lách bằng đường thủy, nhìn trên bản đồ từ Tiền Giang qua thì theo sông Tiền, lên khúc uốn sông Hàm Luông, quẹo vào vàm kênh Lách là đến trung tâm huyện. Từ Vĩnh Long đi đường bộ hay đường thủy đến Chợ Lách là dễ dàng nhất.
Tàu, thuyền xuôi ngược trên kênh Lách đi thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền Tây và ngược lại.
Ảnh Thanh Trúc
Người viết: Thanh Trúc

DU LỊCH BẾN TRE - TRẢI NGHIỆM SÔNG NƯỚC MIỆT VƯỜN

THÚ VỊ KHI KHÁM PHÁ SÔNG NƯỚC - MIỆT VUỜN VÙNG VEN THÀNH PHỐ BẾN TRE

Người viết: Tâm Duyên
Đã nhiều lần được đến vùng đất miền Tây, xứ sở sông nước - miệt vườn hình như đi đến tỉnh nào của miền Tây cũng gặp. Với Bến Tre, là vùng đất nổi tiếng với rừng dừa xanh bát ngát mà tôi đã có dăm ba lần đến. Nhưng chưa lần nào tôi có một chuyến đi đầy ý nghĩa, thoải mái và thích thú như lần này. Đâu đó trong tôi vẫn còn đọng lại hai câu ca dao:
“Bến Tre nước ngọt lắm dừa
Ruộng vườn màu mỡ, biển thừa cá tôm….”
Bạn tôi tuy không phải là một hướng dẫn viên du lịch, nhưng tôi hiểu được sự yêu quê hương da diết của bạn ấy, nên bạn đã giới thiệu thao thao bất tuyệt về quê hương xứ dừa như là một hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Nhờ vậy, mà tôi được biết thành phố Bến Tre nằm bên bờ sông cùng tên; từ thành phố Hồ Chí Minh theo đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương về đến Bến Tre chỉ mất khoảng 1 giờ 45 phút; đi theo QL 1A cũng chỉ mất gần 2 giờ đồng hồ.
Qua lời giới thiệu của bạn, tôi được biết thành phố Bến Tre là một thành phố trẻ, thơ mộng, yên bình…, đến thành phố Bến Tre sẽ tham quan khám phá và chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc văn hóa lịch sử như: “Tượng đài Đồng Khởi”; “Tượng đài Trần Văn Ơn”; Bảo tàng Bến Tre; “Tượng đài Chiến thắng trên sông” và còn gọi là tượng đài “Cởi sóng Hàm Luông nhận chìm hạm Mỹ”(hay công viên Hùng Vương, công viên “Hoàng Lam”); kiến trúc Đình An Hội, Đình Phú Tự và cây Bạch Mai cổ thụ, Chùa Viên Minh, chùa Viên Giác, Cao Đài Ban chỉnh Nguyễn Ngọc Tương, Nhà thờ Bến Tre; ngắm cảnh hồ Trúc Giang, đường Hùng Vương nằm bên bờ sông Bến Tre… Đặc biệt, thú vị nhất là khám phá trải nghiệm với sông nước, miệt vườn vùng ven thành phố Bến Tre ở các xã: Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh, Phú Nhuận…. Đây mới chỉ là những điểm đến tại trung tâm thành phố Bến Tre. Nếu khám phá của cả tỉnh thì nhiều lắm, nhất là truyền thống văn hóa – lịch sử hay du lịch sinh thái ở các huyện khác…
Khởi hành từ bến tàu du lịch Hùng Vương nằm bên bờ sông Bến Tre (đối diện Khách sạn – nhà hàng Hùng Vương). Du thuyền bắt đầu rời bến di chuyển theo hướng cầu Bến Tre 1, cũng là lúc tôi bắt đầu ghi nhật ký kỷ niệm cho hành trình chuyến đi. Không hiểu sao du thuyền ra khoảng giữa sông, trong lòng tôi có cảm giác lâng lâng, thoải mái, phấn khởi và hấp dẫn một có cái gì đó mà mình chưa thể diễn tả được. Từ du thuyền lần lượt cả đoàn được ngắm cảnh đẹp sông nước Bến Tre. Nhìn về phía trái chúng tôi bắt gặp những phố xá và hoạt động nhộn nhịp của  người dân xứ dừa ven sông và những hình ảnh đó không thể quên được như: Bến du thuyền Hùng Vương, Bảo tàng Bến Tre, Chợ Bến Tre, Trung tâm Thương mại Bến Tre, Chợ đầu mối nông thủy sản Bến Tre, Một số cơ sở sản xuất và phong cảnh ven sông Bến Tre.
Bến du thuyền Hùng Vương (ảnh TTr.)
Bến du thuyền Hùng Vương (ảnh TTr.)
Phía bên phải là công viên bờ Nam thành phố Bến Tre, chạy dài song song cùng với công viên Hùng Vương, du khách sẽ bắt gặp những sinh hoạt thường nhật của người dân vùng sông nước như: đánh lưới bắt tôm, cá.... Trên sông Bến Tre tàu thuyền lớn, nhỏ vận chuyển dập dìu qua lại, tạo trên mặt sông liên hồi những đợt sóng to, nhỏ nhìn rất thú vị.
Du thuyền ghé vào tham quan lò gạch nằm ven sông Bến Tre, thuộc địa phận xã Phú Hưng, để cả đoàn cùng khám phá, tìm hiểu từ nguyên vật liệu đến từng công đoạn làm ra từng viên gạch ống, gạch thẻ dùng trong xây dựng. Du thuyền càng  xa dần địa phận thành phố Bến Tre và bắt gặp ven hai bên bờ sông bạt ngạt rừng cây dừa nước và những hàng bần xanh ngắt.
Qua vàm kênh chẹt sậy một đổi, du thuyền rẽ vào một nhánh sông nhỏ (có tên gọi là sông Cái Sơn lớn). Từ đầu vàm sông đến sâu vào bên trong, cảnh hai bên bờ con sông nhỏ này rất đẹp, toàn là cây dừa nước mọc dày đặc, thỉnh thoảng một vài cây bần chen mọc vào giữa đám dừa nước, như làm dáng khoe mình, điểm tô thêm một màu xanh khác. Trên bờ thì ngút ngàn những hàng dừa, bờ dừa, vườn dừa xanh biếc và những loại cây trái khác, tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành một không gian xanh yên ả, kết hợp hiện tại với môi trường sinh thái tự nhiên, thỏa sức mà tận hưởng khí trời trong lành mát dịu, dễ chịu vô cùng. Ta hãy thầm cảm ơn ai đó đã có công khám phá ra tuyến sông nhỏ đẹp này, để hướng dẫn và đưa du khách đến đây thư giãn, khám phá, trải nghiệm và tận hưởng những gì thiên nhiên đã ban tặng cho xứ sở này.
Điều lý thú của tuyến trình là bắt gặp được những hình ảnh người dân vùng sông nước: bắt tép, tôm, cá...., mà hình thức dân gian thường gọi: Đóng đáy, làm rập, đặt dớn, 12 cửa ngục, đăng lưới, ghe chày, câu cá, lặn bắt cá, tôm …. Bạn tôi bảo nếu du khách đi vào đợt những con nước rong (lối rằm hoặc nước 30), khi thủy triều xuống sẽ bắt gặp người dân len lỏi trong những hàng dừa nước ven sông, rạch, bắt cá bống dừa trú ẩn trong những bụp dừa nước cũng rất lý thú.
Du thuyền ghé vào tham quan cơ sở làm dừa, xem lột dừa, đập dừa lấy nước, cạy cơm dừa...; thưởng thức mứt dừa, kẹo chuối, kẹo dừa, rượu dừa.... Tiếp tục cuộc hành trình  du thuyền đến chợ Nhơn Thạnh, du khách lên bờ đi bộ, đi trên chiếc cầu dừa, tham quan làng nghề dệt chiếu.... Kỳ thú nhất là du khách sẽ tham gia hành trình với những chiếc xe đạp, hay đi trên những chiếc xe lôi máy ngắm cảnh đường làng dừa, vườn cây ăn trái, mô hình trồng lúa hay những khu vườn, ruộng lên liếp trồng rau màu và sinh hoạt đời thường của người dân nơi đây. Thú vị nhất là được đi xuồng chèo trên con rạch nhỏ, thư giãn nhìn dòng chảy của thủy triều, khoát tay xuống dòng nước mát đầy phù sa lòng cảm thấy mát rượi, dễ chịu vô cùng. Những cái vẫy tay chào du khách, những nụ cười thân thiện của người dân nơi đây thật đáng yêu vô cùng.
Du khách tham gia tour sông nước miệt vườn vùng ven thành phố xứ dừa  (ảnh TTr.)
Du khách tham gia tour sông nước miệt vườn vùng ven thành phố xứ dừa  (ảnh TTr.)
Ngoài tham quan, khám phá, tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng, tại các điểm đến nơi đây du khách có thể tham gia làm kẹo dừa, kẹo chuối; chiêm ngưỡng, chọn lựa những món quà lưu niệm thủ công mỹ nghệ làm từ nguyên liệu dừa có ý nghĩa về làm quà cho người thân, bè bạn. Ấn tượng nhất là thưởng thức nước dừa xiêm thứ thiệt, nguyên chất, được hái tại vườn và những trái cây của miệt vườn Bến Tre (bưởi da xanh, nhãn, mận An Phước, chôm chôm nhãn, chuối cao...); uống trà mật ong; nghe hát và giao lưu đàn ca tài tử. Bữa ăn trưa du khách có thể tùy chọn những món ăn như: Cá tai tượng chiên xù ăn với bánh tráng cuốn rau sống; chả giò; cháo gà ta thả vườn với gỏi bắp chuối, cây chuối; tôm luộc nước dừa; cơm trắng ăn với canh chua cá ngát, cá bông lau; tép rang dừa, cá rô, cá lóc, cá kèo khô tộ; gỏi củ hũ dừa hay các món gỏi khác..... Ngoài ra, còn nhiều món ăn hấp dẫn khác theo yêu cầu của du khách .... Bạn tôi còn giới thiệu nếu du khách muốn trải lòng mình về với vùng quê yên ả, có thể nghỉ đêm tại Homestay Hai Hồ, Dừa Xanh (xã Phú Nhuận).
Kết thúc chuyến đi, chúng tôi về lại bến du thuyền Hùng Vương, thì cũng là lúc nắng ngã về chiều trên sông Bến Tre, đẹp quá! Cảm ơn đất và người Bến Tre, nhất là những người bạn trên đất xứ dừa, đã cho chúng tôi được thư giãn, thoải mái tận hưởng không khí mát mẻ trong lành và những cảnh đẹp thiên nhiên của vùng sông nước – miệt vườn này. Tuy chỉ có khoảng 6 giờ đồng hồ cho một tour du lịch bình dân, nhưng đã để lại trong tôi những hình ảnh đẹp, những tình cảm khó quên bởi sự niềm nở, mến khách, đôn hậu, hiền hòa, chất phác của người dân xứ dừa.
Hình như tôi vẫn còn cảm giác luyến tiếc một điều gì đó mà mình chưa khám phá được. Tự đáy lòng mình, tôi thầm xin mình được cùng với bạn mình làm người con của quê hương xứ dừa thân thương, vùng đất “địa linh nhân kiệt”, xứ sở có vùng sản xuất cây giống, hoa kiểng và vườn cây ăn trái nổi tiếng vùng ĐBSCL. Xin được mượn những câu hát trong bài hát nổi tiếng “Dáng đứng Bến Tre” tôi đã từng nghe, yêu thích và nó đã lắng đọng mãi trong tôi: “Mỗi lúc đi xa dừa ơi! ta nhớ lắm nghen. Vườn trái, trái  xum xuê, biển khơi tôm cá đầy ghe.... Nhớ con sông dài Hàm Luông Bến Tre quen ghé. Lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre”.
Chia tay các bạn, từ giã cảnh đẹp thiên nhiên sông nước – miệt vườn xứ dừa. Xin hẹn gặp lại và được khám phá những gì tuyệt vời hơn ở vùng đất bạt ngạt dừa xanh này ở lần sau. Và mong rằng du lịch Bến Tre sẽ ngày càng phát triển, có nhiều điểm đến tuyệt vời, không đơn điệu, trùng lấp và luôn phục vụ du khách tốt hơn với những nơi khác.